Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và Con quý vị: Kế hoạch cho ngày ốm

Cậu bé đang ngồi và thử mức đường huyết cùng với mẹ ngồi bên cạnh cậu.

Khi con quý vị bị ốm, mức đường huyết (glucose) của trẻ có thể thay đổi. Thay đổi này có thể khiến khó kiểm soát đường huyết hơn. Quý vị sẽ cần:

  • Theo dõi trẻ chặt chẽ.

  • Kiểm tra đường huyết của trẻ thường xuyên hơn.

  • Kiểm tra máu hoặc nước tiểu để xem có xeton không. Xeton là chất thải từ việc đốt cháy chất béo thay vì glucose để tạo năng lượng. Tình trạng này được gọi là ketosis.

  • Điều chỉnh liều lượng insulin của con quý vị. Nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị sẽ cho quý vị biết phải làm gì.

Để sẵn sàng, hãy trao đổi với nhà cung cấp của trẻ để lập kế hoạch cho ngày ốm. Việc này cần bao gồm:

  • Phải theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh gì trong thời gian ốm

  • Số điện thoại của nhà cung cấp chăm sóc (gồm cả số ngoài giờ làm việc và khi nào cần gọi 911)

Lưu một bản sao kế hoạch ở nơi dễ tiếp cận. Cũng mang theo một bản sao trong trường hợp con quý vị bị ốm và khi quý vị không có ở nhà. Nếu con quý vị ở bên người trong sóc như ông bà trong phần nhiều thời gian thì hãy đảm bảo họ cũng có bản sao này.

Hướng dẫn cho nhà cung cấp chăm sóc mẫu giáo hoặc giáo viên của con quý vị về tiểu đường và chăm sóc tiểu đường. Chương trình An toàn tại trường học của Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ có những gợi ý về cách lập chương trình chăm sóc tiểu đường tại trường của trẻ.

Chăm sóc cho con quý vị

Nhiễm trùng, cúm, và thậm chí cảm lạnh có thể làm cho đường huyết của con quý vị tăng lên. Và những việc như ăn ít hơn, khó chịu ở dạ dày (buồn nôn) và nôn mửa có thể khiến đường huyết của trẻ giảm xuống. Khi con quý vị bị ốm, quý vị có thể làm những việc sau:

  • Chuẩn bị hộp cho ngày ốm. Trước khi con quý vị bị ốm, hãy chuẩn bị hộp cho ngày ốm. Hộp này có thể bao gồm: nhiêt kế, que thử xeton trong máu và nước tiểu, và thuốc mà nhà cung cấp của trẻ khuyên dùng. Nhà cung cấp có thể tư vấn các loại insulin khác cho mức glucose cao hoặc glucagon cho mức glucose thấp. Cũng bổ sung một hộp súp, bánh quy giòn, nước ép không đường và nước ép thường. Cũng để một số thanh nước ép đông lạnh, một số có đường và một số không có đường, trong ngăn đông lạnh. Kiểm tra ngày hết hạn trên các món đồ trong hộp dành cho ngày ốm một lần mỗi tháng. Đặt một bản sao của kế hoạch ngày ốm vào hộp. Biết thuốc không kê toa nào chứa đường.

  • Khuyến khích con quý vị ăn và uống. Việc này sẽ giúp điều chỉnh đường huyết của con quý vị và giúp trẻ không bị mất nước.

  • Chuẩn bị sẵn các loại thức ăn khác. Nếu con quý vị không thể ăn, hãy cho trẻ hớp nước ép trái cây, nước ngọt chứa đường, hoặc cục đá làm từ nước ép hoặc nước đường. Hoặc thử gelatin, thanh nước ép đông lạnh hoặc kem ít béo.

  • Đảm bảo con quý vị uống nhiều nước. Con quý vị phải duy trì đủ nước.

  • Thử đường huyết thường xuyên. Quý vị có thể cần kiểm tra đường huyết của trẻ vài giờ một lần hoặc thậm chí thường xuyên hơn.

  • Đừng bỏ qua insulin. Luôn duy trì cho trẻ dùng insulin. Ngay cả khi con quý vị không ăn, quý vị vẫn cần thay thế mức insulin cơ sở mà cơ thể luôn tạo ra. Điều chỉnh lượng insulin quý vị cho trẻ dùng theo kế hoạch cho ngày ốm. Nhưng không bỏ qua insulin, ngay cả khi con quý vị nôn mửa. Việc bỏ qua insulin có thể dẫn đến nhiễm toan ceton (xem bên dưới). Gọi cho nhà cung cấp của con quý vị nếu quý vị không chắc cần cho trẻ dùng bao nhiêu insulin. Không để trẻ tập thể dục khi mà xeton và đường trong nước tiểu hoặc máu của trẻ vẫn cao.

Ketosis là gì?

Cơ thể cần glucose để tạo năng lượng. Nếu cơ thể không nhận được lượng glucose cần thiết, nó bắt đầu đốt cháy chất béo. Nhưng chất béo không phải là nhiên liệu tốt nhất cho cơ thể. Xeton có thể tích tụ trong máu và nước tiểu. Đây được gọi là ketosis. Xeton là dấu hiệu cảnh báo nhiễm toan ceton. Kiểm tra máu hoặc nước tiểu để tìm keton khi trẻ ốm, theo chỉ dẫn của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị, thường 4 giờ một lần. Nếu có xeton trong máu hoặc nước tiểu của con quý vị, hãy gọi ngay cho nhà cung cấp của trẻ.

Nhiễm toan ceton là gì?

Khi xeton ở mức cao, nó có thể dẫn đến nhiễm toan ceton. Theo dõi con quý vị để biết các triệu chứng nhiễm toan ceton. Chúng bao gồm:

  • Đau bụng và nôn

  • Co thắt dạ dày

  • Thở nhanh và sâu

  • Hơi thở có mùi trái cây

  • Nhìn thấy mờ

  • Có khoảng thời gian khó tập trung hoặc lú lẫn

  • Da khô hoặc đỏ ửng

  • Có xeton trong nước tiểu hoặc máu

Nhiễm toan ceton là trường hợp cấp cứu y tế. Nếu quý vị cho rằng con quý vị bị nhiễm toan ceton, hãy gọi 911hoặc đưa trẻ tới phòng cấp cứu tại bệnh viện ngay lập tức.

Khi nào thì gọi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe

Gọi cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị nếu:

  • Quý vị không chắc là phải cho trẻ dùng bao nhiêu insulin khi trẻ ốm.

  • Đường huyết của con quý vị cao hơn bình thường hoặc trên 250 mg/dL và không giảm sau khi được dùng insuin.

  • Mức đường huyết của con quý vị thấp hơn bình thường hoặc dưới 70 mg/dL.

  • Máu hoặc nước tiểu của con quý vị có xeton.

  • Quý vị có các triệu chứng mới, hoặc các triệu chứng của chúng nặng hơn.

Gọi 911

Gọi 911 ngay nếu:

  • Quý vị kiểm tra con quý vị để xem có xeton không và cho rằng chúng bị nhiễm toan ceton.

Online Medical Reviewer: Marianne Fraser MSN RN
Online Medical Reviewer: Raymond Kent Turley BSN MSN RN
Online Medical Reviewer: Robert Hurd MD
Date Last Reviewed: 3/1/2022
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer