Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Tiểu đường: Tổng quan

Tiểu đường là vấn đề sức khỏe kéo dài. Có nghĩa là cơ thể không sản xuất đủ insulin. Hoặc có thể có nghĩa là cơ thể quý vị không thể dùng insulin nó sản xuất ra. Insulin là hóc-môn trong cơ thể quý vị. Nó cho phép đường huyết (glucose) tiếp cận các tế bào trong cơ thể. Tất cả các tế bào đều cần glucose để làm nhiên liệu.

Khi quý vị bị tiểu đường, glucose trong máu tích tụ lại. Lý do là nó không thể thâm nhập vào tế bào. Đây được gọi là lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết).

Có các loại tiểu đường khác nhau. Đó là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe có thể cho quý vị có thể cho biết quý vị bị tiểu đường loại nào và nó ảnh hưởng thế nào đến việc chăm sóc của quý vị.

Hãy hỏi nhóm chăm sóc bệnh tiểu đường của quý vị về dịch vụ có tên là giáo dục và hỗ trợ tự kiểm soát bệnh tiểu đường (DSMES). Quý vị sẽ học các kỹ năng để giúp kiểm soát tốt hơn bệnh tiểu đường của mình và tìm hỗ trợ khi cần. Dịch vụ này có thể được đội ngũ của quý vị cung cấp theo nhóm hoặc trực tiếp cho quý vị. Dịch vụ cũng có thể được cung cấp thông qua telehealth.

Mức đường huyết

Mức đường huyết của quý vị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như thức ăn, thuốc, insulin và tập luyện.

Nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị sẽ chỉ cho quý vị cách kiểm tra đường huyết. Họ cũng sẽ nói cho quý vị biết tần suất kiểm tra. Hãy hỏi mức mục tiêu nào phù hợp với quý vị. Mức đường huyết thông thường thường là:

  • 80 mg/dL đến 130 mg/dL trước ăn

  • Dưới 180 mg/dL trong 1 đến 2 giờ sau khi bắt đầu bữa ăn

Những yếu tố sau có thể làm tăng đường huyết (đường huyết cao):

  • Ăn quá nhiều những loại thực phẩm nhất định

  • Không dùng thuốc trị tiểu đường đúng giờ, bỏ liều, hoặc dùng ít thuốc hơn toa kê

  • Căng thẳng

  • Bệnh, chẳng hạn cảm lạnh hoặc cúm

  • Nhiễm trùng

  • Luyện tập ít hơn so với kế hoạch

Những yếu tố sau có thể gây ra đường huyết thấp (hạ đường huyết):

  • Bỏ bữa

  • Không ăn đủ thức ăn sau khi dùng thuốc trị tiểu đường

  • Tập bài tập nặng hoặc không theo kế hoạch

  • Dùng quá nhiều thuốc trị tiểu đường

Các biến chứng

Tiểu đường có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng theo thời gian nếu không được kiểm soát tốt. Những vấn đề này bao gồm:

  • Bệnh tim

  • Nhiễm toan ceton do tiểu đường

  • Đột quỵ

  • Suy thận

  • Mù lòa

  • Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh)

  • Mất cảm giác ở chân và bàn chân

  • Chết mô (hoại thư)

Quý vị có thể phòng ngừa hoặc làm chậm những vấn đề này bằng cách kiểm đường huyết của mình.

Chăm sóc tại gia

Làm theo các hướng dẫn sau đây khi chăm sóc cho bản thân ở nhà:

  • Tuân theo chế độ ăn uống mà nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe đã chỉ định cho quý vị.

  • Dùng insulin hoặc các thuốc tiểu đường khác đúng theo chỉ dẫn.

  • Kiểm tra đường huyết theo chỉ dẫn. Ghi lại kết quả. Chia sẻ kết quả với nhà cung cấp chăm sóc. Theo đó sẽ giúp họ thay đổi thuốc cần để kiểm soát đường huyết của quý vị.

  • Hỏi nhà cung cấp cân nặng lý tưởng là bao nhiêu. Sau đó hãy thực hiện các bước để đạt mức cân nặng đó. Nhà cung cấp của quý vị có thể giúp quý vị. Quý vị có khả năng giảm hoặc không phải dùng thuốc tiểu đường nếu quý vị ăn uống tốt và tập luyện đầy đủ.

  • Không hút thuốc lá. Hút thuốc là khiến tác động của bệnh tiểu đường lên tuần hoàn của quý vị sẽ tệ hơn. Quý vị có nguy cơ bị đau tim nhiều hơn nhiều nếu vừa bị tiểu đường vừa hút thuốc lá. Đồng thời cũng không sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử hoặc vaping.

  • Chăm sóc tốt cho bàn chân. Nếu quý vị mất cảm giác ở bàn chân, quý vị có thể không nhận biết tổn thương hoặc nhiễm trùng. Hãy kiểm tra bàn chân và kẽ ngón chân ít nhất một lần mỗi ngày. Dùng gương để kiểm tra phần đáy bàn chân.

  • Đeo vòng tay hoặc vòng cổ cảnh báo y tế. Hoặc mang theo thẻ trong ví chứa thông tin quý vị bị tiểu đường. Việc này sẽ giúp nhà cung cấp chăm sóc cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp cho quý vị nếu quý vị bị bệnh nặng và không thể cho họ biết quý vị bị tiểu đường.

Kế hoạch cho ngày ốm

Nếu quý vị bị cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng, hãy thực hiện các bước sau trừ khi được nhà cung cấp chăm sóc chỉ dẫn khác:

  • Xem kết hoạch ngày ốm khi bị tiểu đường. Gọi cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe theo chỉ dẫn. Gọi nhà cung cấp của quý vị ngay nếu:

    • Đường huyết của quý vị trên 240 mg/dL (hoặc theo chỉ dẫn của nhà cung cấp chăm sóc) trong thời gian dùng thuốc tiểu đường

    • Mức xeton trong nước tiểu của quý vị cao hoặc cao hơn bình thường

    • Quý vị nôn mửa hơn 6 giờ

    • Quý vị thở dốc hoặc hơi thở có mùi trái cây

    • Quý vị sốt từ 100.4°F (38°C) trở lên, hoặc theo chỉ dẫn của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe

    • Quý vị sốt vài ngày và không đỡ

    • Quý vị bị choáng váng và buồn ngủ hơn bình thường

  • Tiếp tục dùng thuốc trị tiểu đường (thuốc uống) ngay cả khi quý vị bị nôn mửa và cảm thấy buồn nôn, hoặc theo chỉ dẫn của nhà cung cấp chăm sóc. Gọi nhà cung cấp của quý vị ngay. Bởi vì quý vị có thể cần dùng insulin để giảm đường huyết cho đến khi quý vị bình phục.

  • Tiếp tục dùng insulin ngay cả khi quý vị bị nôn mửa và cảm thấy buồn nôn, hoặc theo chỉ dẫn của nhà cung cấp chăm sóc. Gọi cho nhà cung cấp chăm sóc ngay để hỏi xem quý vị có cần thay đổi liều insulin không. Việc này phụ thuộc vào kết quả đường huyết của quý vị và loại bệnh hoặc triệu chứng quý vị gặp phải.

  • Kiểm tra mức đường huyết của quý vị 2-4 giờ một lần, hoặc ít nhất 4 lần một ngày.

  • Kiểm tra mức xeton thường xuyên. Theo dõi chúng thường xuyên hơn nếu quý vị nôn mửa và bị tiêu chảy.

  • Không bỏ qua các bữa ăn. Cố gắng ăn bữa nhỏ theo lịch trình đều đặn. Ăn như vậy ngay cả khi quý vị không cảm thấy muốn ăn.

  • Uống nước hoặc các chất lỏng khác không chứa caffein hoặc calo. Làm như vậy sẽ giúp quý vị không bị mất nước. Nếu quý vị buồn nôn hoặc nôn mửa, hãy nhấp ngụm nhỏ 5 phút một lần. Để phòng mất nước, cố gắng uống một ly (8 oz) chất lỏng mỗi giờ lúc thức.

Điều trị đường huyết thấp (hạ đường huyết)

Đường huyết thấp có thể là trường hợp cấp cứu. Luôn mang theo bên mình nguồn đường có tác dụng nhanh. Phòng trường hợp quý vị có triệu chứng đường huyết thấp. Đường huyết thấp là dưới 70 mg/dL hoặc theo chỉ dẫn của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị. Khi có dấu hiệu đầu tiên của đường huyết thấp, ăn hoặc uống 15 gram đường tác dụng nhanh để nâng mức đường huyết. Ví dụ:

  • 3 đến 4 viên glucose (làm theo hướng dẫn trên bao bì). Quý vị có thể mua viên glucose này ở hầu hết các hiệu thuốc.

  • 4 oz (1/2 ly) nước ngọt thông thường (không phải ăn kiêng)

  • 4 oz (1/2 ly) nước trái cây

  • 1 muỗng canh đường hoặc mật ong

Kiểm tra đường huyết 15 phút sau khi tự xử trí. Nếu đường huyết vẫn dưới 70 mg/dL, dùng thêm 15 gram đường tác dụng nhanh. Kiểm tra lại đường huyết sau 15 phút. Nếu đường huyết của quý vị trở lại bình thường (70 mg/dL trở lên), hãy ăn bữa nhẹ hoặc bữa chính để duy trì đường huyết ở giới hạn an toàn. Nếu đường huyết vẫn thấp, hãy gọi cho nhà cung cấp chăm sóc ngay hoặc đến phòng cấp cứu.

Nếu quý vị có những lúc đường huyết thấp nghiêm trọng, đảm bảo có ai đó trong gia đình được đào tạo để tiêm glucagon cho quý vị. Glucagon sẽ làm tăng đường huyết nếu quý vị bất tỉnh và không thể ăn bất kỳ trong số những viên nén hoặc thực phẩm nêu trên.

Chăm sóc theo dõi

Khám theo dõi với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị, hoặc theo chỉ dẫn. Để biết thêm thông tin về bệnh tiểu đường, hãy truy cập Trang web của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ tại www.diabetes.org. Hoặc quý vị có thể gọi số 800-342-2383.

Khi nào nhận chăm sóc y tế

Gọi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị ngay nếu bị bất cứ những triệu chứng nào sau đây:

  • Thường xuyên đi tiểu

  • Buồn ngủ

  • Khát

  • Đau đầu

  • Đau bụng (buồn nôn) hoặc nôn

  • Đau bụng (vùng bụng)

  • Thay đổi thị lực

  • Thở nhanh

Cũng gọi nhà cung cấp của quý vị ngay nếu quý vị có bất kỳ trong số những dấu hiệu đường huyết thấp dưới đây và chúng không hết sau khi áp dụng những gợi ý điều trị bên trên:

  • Mệt mỏi nghiêm trọng (mệt mỏi)

  • Đau đầu

  • Run

  • Ớn lạnh

  • Đổ mồ hôi quá mức

  • Nạn đói

  • Cảm giác lo âu hoặc bồn chồn

  • Thay đổi thị lực

  • Buồn ngủ

  • Yếu ớt

Gọi 911

Gọi 911 nếu xảy ra bất kỳ trong số những tình trạng sau:

  • Đau ngực

  • Thở dốc

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu

  • Yếu nơi cánh tay hoặc cẳng chân hoặc ở một bên mặt

  • Khó nói hoặc nhìn 

  • Lú lẫn hoặc mất ý thức

Online Medical Reviewer: Jessica Gotwals BSN MPH
Online Medical Reviewer: Rita Sather RN
Online Medical Reviewer: Robert Hurd MD
Date Last Reviewed: 12/1/2022
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer